AMD Radeon Graphics là gì?
AMD là một trong những công ty sản xuất card màn hình hàng đầu hiện nay. AMD Radeon Graphics là dòng card đồ họa đến từ nhà AMD sở hữu những công nghệ vượt trội, phục vụ cho nhiều nhu cầu sử dụng khác nhau.
Về lịch sử tên gọi Radeon, thì ban đầu đây là tên gọi của thương hiệu chuyên về mảng đồ họa, RAM, SSD được sáng lập bởi ATi. Dòng Radeon là dòng GPU kế thừa cho dòng Rage của ATi. Vào năm 2006, ATi được bán cho AMD. Sau khi mua lại, AMD đã tái cấu trúc lại dòng này.
Các sản phẩm của dòng AMD Radeon Graphics
Để cho có nhìn toàn diện về AMD Radeon, mình sẽ chia ra ba thời kì, tương đương với 3 kiến trúc của dòng AMD Radeon Graphics là: TeraScale, GCN ᴠà RDNA.
1. Kiến trúc TeraScale
Đầu tiên là kiến trúc TeraScale, với HD 2000 được sản xuất trên tiến trình 80nm và 65 nm, HD 3000 trên tiến trình 65nm và 55nm, HD 4000 sản xuất ở tiến trình 55nm và 40nm, HD 5000 và HD 6000 sản xuất ở 40nm. Dưới đây, chúng ta sẽ tìm hiểu lần lượt sản phẩm của kiến trúc Tera Scale.
HD 2000 series
- Các sản phẩm: HD 2350, HD 2400 Pro, HD 2400 XT, HD 2600 Pro, HD 2600 XT, HD 2900 Pro, HD 2900 XT.
- Ra mắt: 2007
- Kiến trúc: Radeon R600
- Tiến trình: 80nm và 65nm
- Tính năng mới: CrossFireX
HD 3000 series
- Các sản phẩm: HD 3410, HD 3450, HD 3470, HD 3550, HD 3570, HD 3610, HD 3650, HD 3730, HD 3750, HD 3830, HD 3850, HD 3870.
- Ra mắt: Tháng 10/2007
- Kiến trúc: Radeon R600
- Tiến trình: 65nm và 55nm
- Tính năng mới: Hỗ trợ DirectX 10.0 và 10.1, Hỗ trợ giao thức PCI Express 2.0, Hỗ trợ OpenGL 3.3
HD 4000 series
- Các sản phẩm: HD 4350, HD 4550, HD 4570, HD 4580, HD 4650, HD 4670, HD 4730, HD 4750, HD 4770, HD 4810, HD 4830, HD 4850, HD 4860, HD 4870, HD 4890, HD 4850 X2, HD 4870 X2.
- Ra mắt: Tháng 6/2008
- Kiến trúc: TeraScale 1
- Tiến trình: 55nm và 40nm
- Tính năng mới: Cụm điều khiển bộ nhớ mới, Hỗ trợ VRAM GDDR5, SIP block UVD 2.0-2.2, Chip PLX PEX8647 xuất hiện trên các mã X2, Hỗ trợ OpenCL 1.1, DirectX 10.1
HD 5000 series
Các sản phẩm: HD 5450, HD 5550, HD 5570, HD 5610, HD 5670, HD 5750, HD 5770, HD 5830, HD 5850, HD 5870, HD 5870 Eyefinity Edition, HD 5970
- Ra mắt: Tháng 9/2009
- Kiến trúc: TeraScale 2
- Tiến trình: 40nm
- Các tính năng mới: Hỗ trợ 2 màn hình CRT trên 1 card, AMD Eyefinity trình làng, Hỗ trợ DirectX 11.3, OpenGL 4.5 và OpenCL 1.2
HD 6000 series: Đây là dòng AMD Radeon đầu tiên đã loại chữ Ati ra khỏi tên sản phẩm.
- Các sản phẩm: HD 6350, HD 6450, HD 6570, HD 6670, HD 6750, HD 6770, HD 6790, HD 6850, HD 6870, HD 6930, HD 6950, HD 6970, HD 6990
- Ra mắt: Tháng 10/2010
- Kiến trúc: TeraScale 2 và TeraScale 3
- Tiến trình: 40nm
- Các tính năng mới: Chủ yếu là về kiến trúc TeraScale 3
Xem thêm: SLI Nvidia là gì? Danh sách card đồ họa Nvidia tương thích, hỗ trợ công nghệ SLI
2. Kiến trúc GCN
GCN là kiến trúc kế thừa cho kiến trúc Tera Scale. Sản phẩm đầu tiên được ra mắt vào tháng 1/2012.
HD 7000 series
- Các sản phẩm: HD 7730, HD 7750, HD 7770 GHz Edition, HD 7790, HD 7850, HD 7870 GHz Edition, HD 7870 XT, HD 7950, HD 7950 Boost, HD 7970, HD 7970 GHz Edition, HD 7990.
- Ra mắt: 1/2012
- Tiến trình: 28nm
- Các tính năng mới: Kiến trúc GCN mới, Hỗ trợ giao thức PCI Express 3.0, Hỗ trợ API Vulkan 1.0, Hỗ trợ Video Coding Engine.
R7/R9 200 series
- Các sản phẩm: R7 240, R7 250, R7 250E, R7 250X, R7 260, R7 260X, R7 265, R9 270, R9 270X, R9 280, R9 280X, R9 285, R9 290, R9 290X, R9 295X2.
- Ra mắt: Tháng 10/2013.
- Kiến trúc: GCN thế hệ 2, một mã sử dụng GCN thế hệ 3 (R9 285).
- Tiến trình: 28nm.
- Các tính năng mới: AMD TrueAudio, Hỗ trợ Crossfire với cả đời card trước, Hỗ trợ DirectX 12.
R7/R9 300 series
- Các sản phẩm: R7 350, R7 360, R7 370, R9 370X, R9 380, R9 380X, R9 390, R9 390X, R9 Fury, R9 Nano, R9 Fury X, Radeon Pro Duo Fiji.
- Ra mắt: Tháng 6/2015.
- Kiến trúc: GCN thế hệ một và hai. Dòng Fury sử dụng GCN thế hệ ba.
- Tiến trình: 28nm.
- Các tính năng mới: Bộ giới hạn khung hình; Hỗ trợ Virtual super resolution (cho phép render hình ảnh ở độ phân giải cao và hình ảnh mượt mà không cần khử răng cưa); Hỗ trợ Liquid VR, VRAM HBM lần đầu xuất hiện (trên R9 Fury X).
RX 400 series
- Các sản phẩm: RX 460, RX 470, RX 470D, RX 480.
- Ra mắt: Tháng 6/2016.
- Kiến trúc: GCN thế hệ thứ bốn.
- Tiến trình: 14nm.
- Các tính năng mới: Bộ điều khiển màn hình mới, Kiến trúc GCN thế hệ 4, Decode HEVC ở 4K 60FPS với kênh màu 10-bit, Hỗ trợ DolbyVision và HDR10.
RX 500 series
- Các sản phẩm: RX 550, RX 550X, RX 560, RX 570, RX 580, RX 590, RX 480.
- Ra mắt: Tháng 4/2017.
- Kiến trúc: GCN thế hệ 4.
- Tiến trình: 14nm và 12nm.
- Các tính năng mới: Hỗ trợ chuẩn xuất hình DisplayPort 1.4 HBR, HDMI 2.0b, Hỗ trợ chuẩn màu HDR 10.
3. Kiến trúc RDNA
Kiến trúc RDNA là bước nhảy vọt của nhà AMD. Hãng đã ra mắt dòng GPU đầu tiên trên tiến trình 7nm là RX 5000. Các tính năng tân tiến của kiến trúc RDNA giúp các sản phẩm card đồ họa mới có công suất vượt trội, đồng thời hạn chế tỏa nhiệt tối ưu. Bên cạnh đó, bộ nhớ đệm đa tầng và chức năng đồ họa cũng mượt hơn. Bộ nhớ 16GB với GDDR6 cũng gấp đôi băng thông. Radeon Media Engine và Radeon Display Engine còn giúp mã hóa video nhanh chóng hơn.
RX 5000 series
- Các sản phẩm: Radeon RX 5300, Radeon RX 5300 XT, RX 5500, RX 5500 XT, RX 5600, RX 5600 XT, RX 5700, RX 5700 XT, RX 5700 XT 50th Anniversary.
- Ra mắt: Tháng 7/2019.
- Kiến trúc: Radeon DNA (RDNA) thế hệ 1.
- Tiến trình: TSMC 7nm FinFET.
- Các tính năng mới: Chuẩn VRAM mới: GDDR6; Hỗ trợ giao thức PCI Express 4.0 x16.
Radeon RX 6000 series
Radeon RX 6000 series là dòng card đồ họa hàng đầu hiện nay của nhà AMD. Với kiến trúc thế hệ RDNA 2 mới, dòng này mang tới những cải tiến hiệu suất xuất sắc.
Trong đó, AMD Radeon RX 6900 XT đang đứng đầu với 5.120 bộ xử lý luồng và bộ nhớ 16GB, mang tới trải nghiệm game 4k cực mượt. Đối với AMD Radeon RX 6800 XT cũng có tới 4.608 bộ xử lý luồng cùng bộ nhớ GDDR6 lên đến 16GB. Ngoài ra, còn có AMD Radeon RX 6800 - phiên bản rút gọn của RX 6800 XT, với 3.840 bộ xử lý luồng và bộ nhớ GDDR6 đến 16GB.
- Các sản phẩm: RX 6700 XTl, RX 6800, RX 6800 XT, RX 6900 XT
- Ra mắt: 28/10/2020
- Kiến trúc: RDNA 2
- Tiến trình: 7nm
- Các tính năng mới: Hiệu năng tăng gấp đôi so với thế hệ trước; Rage Mode: Tự động ép xung chỉ với 1 cái nhấp chuột; Infinity Cache, SAM; Hỗ trợ API DX12 Ultimate, Ray Tracing; Hỗ trợ công nghệ Super Resolution (tương tự DLSS của NVIDIA); Xung boost lên trên 2000 MHz.
Trên là những thông tin về AMD Radeon Graphics. Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn sẽ hiểu hơn về AMD Radeon Graphics là gì và các sản phẩm của AMD Radeon Graphics. Nếu bạn còn thắc mắc nào về AMD Radeon Graphics, bạn có thể bình luận ngay phía dưới nhé!