RAM (Random Access Memory) là một loại bộ nhớ khả biến cho phép đọc - ghi ngẫu nhiên dữ liệu đến bất kỳ vị trí nào trong bộ nhớ dựa theo địa chỉ của bộ nhớ. Tất cả mọi thông tin lưu trên RAM chỉ là tạm thời và chúng sẽ mất đi khi không còn nguồn điện cung cấp.
RAM được tìm thấy ở bất kỳ đâu trong các thiết bị điện tử như máy chủ, PC, máy tính bảng, điện thoại thông minh hay máy in.
RAM được cấu tạo từ nhiều linh kiện nhỏ bao gồm điện trở, tụ điện, transistor... chúng có nhiệm vụ cung cấp nguồn ổn định cho RAM.
Lát cắt thực tế cho thấy mạch in giúp RAM hoạt động có đến 6 lớp, tùy từng loại RAM mà nhà sản xuất thiết kế mạch in 6 lớp hoặc nhiều hơn.
Mỗi RAM được tích hợp nhiều chip nhớ ở hai mặt, một mặt như hình dưới đây.
Các chân tiếp xúc giữa RAM với Main của thiết bị được mạ vàng để tiếp xúc tốt hơn và không bị oxi hóa theo thời gian.
Xem thêm:
Trong điện thoại, máy tính, bộ nhớ RAM dùng để phối hợp với bộ nhớ máy tính điều khiển, truy cập, và sử dụng dữ liệu. Lúc này CPU chuyển dữ liệu từ ổ đĩa vào RAM để lưu trữ tạm thời, các vùng nhớ đã chiếm chỗ trên RAM sẽ được trả lại khi người dùng tắt ứng dụng hoặc tắt máy.
Dựa vào chức năng mà RAM được chia làm 2 loại, SRAM và DRAM. SRAM hay còn gọi là RAM tĩnh (Static RAM) loại RAM này không bị mất nội dung sau khi nạp trừ khi khởi động máy tính, nó được ứng dụng vào lưu trữ dữ liệu khởi động. Khác với SRAM, DRAM được sử dụng để lưu trữ dữ liệu tạm thời khi chạy ứng dụng và có thể bị trả lại vùng nhớ khi đóng ứng dụng hoặc shutdown hoặc turn off điện thoại hoặc máy tính.
Các thông số của RAM bao gồm bus RAM, dung lượng RAM, khi chọn mua RAM nâng cấp cho thiết bị, người dùng nên nghiên cứu bus RAM khi chọn mua để RAM có thể phối ưu với Main tối ưu nhất. Cụ thể hơn chúng ta sẽ cùng tìm hiểu kỹ hơn qua phần dưới.
Bus RAM được hiểu như độ lớn của kênh truyền dữ liệu tương tự như băng thông của các gói internet mà các nhà mạng cung cấp cho chúng ta. Độ lớn của kênh truyền này càng rộng tức là tốc độ truy xuất dữ liệu càng nhanh. Bộ nhớ RAM được chia làm 2 loại, DDR RAM và SDRAM.
Bộ nhớ SDRAM (Synchronous Dynamic Random Access Memory) truy cập ngẫu nhiên đồng bộ. Bộ nhớ RAM loại này ngày nay không còn được sử dụng rộng rãi nữa bởi công nghệ DDR RAM phát triển mạnh mẽ đẩy tốc độ truy xuất lên rất nhiều so với SDRAM.
Bộ nhớ RAM DDR cũng sử dụng tín hiệu xung nhịp để đồng bộ trong quá trình hoạt động. DDR là viết tắt của từ Double Data Rate, tức RAM DDR có thể truyền được 2 đường dữ liệu trong cùng xung nhịp.
Xung nhịp thực, tốc độ truyền tối đa và Module bộ nhớ của một số loại RAM
Dung lượng bộ nhớ RAM đóng vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động cũng như thời gian tương tác phản hồi của người sử dụng với ứng dụng. RAM càng lớn thì không gian lưu trữ nền càng lớn do đó máy sẽ hoạt động mượt mà và ổn định, không gặp phải tình trạng giật lag.
Đối với máy tính, và điện thoại, bộ nhớ RAM dùng để giúp hệ điều hành chạy đa nhiệm tốt hơn. Vì thế tùy nhu cầu sử dụng mà người dùng nên chọn bộ nhớ RAM phù hợp. Hiện nay chỉ có RAM laptop có thể thay thế thuận tiện, còn RAM điện thoại và máy tính bảng do nhà sản xuất tích hợp trực tiếp lên main (bo mạch).
Đơn giản như vậy thôi, hy vọng bài viết này đã giải đáp được câu hỏi RAM là gì và những câu hỏi bên lề cho linh kiện phần cứng này. Nếu thấy hữu ích hãy chia sẻ cho bạn bè cùng biết nhé.